Tìm kiếm

line_bottom_header
Trang chủ » Tin tức sự kiện » Ăn bao nhiêu cá một tuần là đủ

Tin tức sự kiện

  • Ăn bao nhiêu cá một tuần là đủ

  • “Ăn bao nhiêu cá một tuần là đủ và tốt cho sức khỏe?” là câu hỏi được nhiều bà nội trợ đặt ra khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho gia đình. Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, một tuần nên có ít nhất 2 ngày ăn cá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

    Ăn bao nhiêu cá một tuần và nên ăn loại cá nào?

    Để đảm bảo sức khỏe cho mọi người trong gia đình, các bà nội trợ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng với khẩu phần cá của mỗi người khoảng 340g/tuần. Đối với phụ nữ đang muốn có thai, đang có thai và đang cho con bú nên ăn dưới 280g cá béo và cần tránh cá nhám, cá cờ vì chúng chứa nhiều thủy ngân.
    Ăn bao nhiêu cá một tuần để mẹ khỏe con khôn
    Ăn bao nhiêu cá một tuần để mẹ khỏe con khôn

    Cá là thực phẩm cung cấp omega – 3 và nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mỡ máu, tăng cường trí não, kéo dài tuổi thọ… Tuy nhiên, có những khuyến nghị khác nhau dành riêng cho từng loại cá và các bà nội trợ nên tham khảo để đạt được hiệu quả dinh dưỡng cao nhất.
    Cá béo: Bao gồm cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích… Đây là các loại cá giàu omega – 3 và vitamin D, có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, xương khớp, mỡ máu… Với loại cá này, mỗi người nên ăn ít nhất 140g/tuần và tối đa 560g/tuần. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên ăn quá 280g/tuần.
    Cá thịt trắng: gồm những loại như cá bơn, cá tuyết, cá rô phi, cá chim. Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega – 3 với hàm lượng thấp hơn cá béo. Do đó, bạn có thể ăn cá thịt trắng tùy thích. Tuy nhiên, với cá có chứa nhiều thủy ngân như cá nhám và cá cờ thì không nên ăn quá 140g/tuần. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, phụ nữ đang muốn có thai, đang có thai và đang nuôi con nhỏ cần tránh xa cá nhám và cá cờ.

    Ăn cá sạch để sống khỏe

    Trước thực trạng cá nhiễm độc, cá tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng an toàn gây hại cho sức khỏe và cá ăn nhiều cám công nghiệp dẫn đến thịt không thơm, ngon… làm cho nhiều bà nội trợ hoang mang trong việc lựa chọn ăn cá biển hay cá nước ngọt, mua cá sạch ở đâu và ăn bao nhiêu cá một tuần để không bị nhiễm độc từ cá…
    Lựa chọn cá sạch nuôi theo tiêu chuẩn VietGap để đảm bảo an toàn
    Lựa chọn cá sạch nuôi theo tiêu chuẩn VietGap để đảm bảo an toàn

    Và giải pháp được nhiều bà nội trợ thông thái đưa ra là chọn lựa các loại cá nước ngọt được nuôi theo đúng tiêu chuẩn VietGap (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam). Theo cách nuôi của tiêu chuẩn VietGap đưa ra, cá sẽ được sống trong môi trường nước sạch và trong, mật độ cá trên diện tích nuôi phải tuân thủ các quy định VietGap, thức ăn đảm bảo 100% từ tự nhiên, khai thác đúng ngày tuổi… Với cách nuôi này, cá thành phẩm sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thịt cá thơm ngon, dai và chắc. Một số loại cá sạch nước ngọt, có lợi cho sức khỏe được các bà nội trợ tin dùng như:
    Cá trắm đen: Đây là cá thượng phẩm trong các loại cá nước ngọt. Thịt cá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, mạnh tỳ dưỡng vị, lợi thủy, bình can sáng mắt… Theo các nghiên cứu khoa học, cứ 100g thịt cá trắm đen có 19,5g đạm, với nhiều acid amin quý. Thường xuyên ăn cá trắm đen có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cúm, thanh nhiệt giải độc…
    Cá diêu hồng nuôi theo tiêu chuẩn VietGap được nhiều người ưa chuộng
    Cá diêu hồng nuôi theo tiêu chuẩn VietGap được nhiều người ưa chuộng

    Cá diêu hồng (hay cá rô phi đỏ): Là một loại cá được nhiều người ưa chuộng do chất lượng thịt cá thơm ngon và có ít xương. Theo các nhà khoa học, cá diêu hồng giàu protein và các loại vitamin A, B, D, đặc biệt ít béo nên thịt cá dễ tiêu hóa. Thịt cá có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, lợi ngũ tạng… Cá diêu hồng thường được chế biến thành các món ngon hấp dẫn như: cá diêu hồng hấp tương, cá diêu hồng nướng lá sen, cá diêu hồng nấu riêu…
    Cá chép: Đây là loại cá có thịt dày và béo, thớ thịt trắng mín, thơm ngon, ít xương dăm. Các món được chế biến từ các chép không chỉ thơm ngon, chứa nhiều dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh, nhất là các bệnh phụ nữ. Trong y học cổ truyền cá chép còn được gọi là lý ngư. Đầu cá chép, vây cá, thịt cá đều là những vị thuốc quý. Cá chép là dương tính trong âm tính, có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, giúp làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy.
  • left click me