Người bị bệnh gout có cần kiêng ăn cá
Người bị bệnh gout có cần kiêng ăn cá là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm lời giải đáp
Người bị bệnh gout có triệu chứng gì?
Bệnh gout đã từng được cho là bệnh của người giàu với chế độ dinh dưỡng có quá nhiều chất bổ béo. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp đã khẳng định, bệnh gout là một bệnh có biểu hiện chủ yếu ở khớp và thận, do acid uric trong máu tăng cao, gây lắng đọng các tinh thể urat. Nếu các tinh thể urat khư trú ở các khớp (trong các bao khớp và sụn, nhất là các đốt bàn chân, ngón chân cái, khuỷu tay, đầu gối) làm cho khớp bị viêm tấy gây đau đớn lâu dần làm biến dạng khớp, cứng khớp. Nếu các tinh thể urat xuất hiện ở thận - gây bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…).Bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên trở lên, có khoảng 10 - 20% có yếu tố gia đình. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể là tiên phát do sản xuất acid uric tăng và bài tiết acid uric giảm, cũng có thể là thứ phát do các yếu tố khác như: Tăng dị hoá của nucleo-protein ở bệnh nhân thiếu máu huyết tán, bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến…; Giảm bài tiết acid uric ở thận do suy thận hoặc thận bị tổn thương ở nhu mô, ở ống thận (do nhiễm acid lactic, do một số loại thuốc : furocemid, ethambuton, pynazinamid…).
Người bị bệnh gout thường có triệu chứng đau nhức các khớp xương. Để nhận biết sớm và điều trị bệnh hiệu quả cần chú ý đến những biểu hiện như: Đau nhức khớp, nhất là khớp bàn ngón chân cái; Ngứa và tróc vẩy dùng khớp sau khi cơn đau giảm đi; Thấy những cục (hạt) urat nổi dưới da, di động được ở dưới vành tai, túi mỏm khuỷu, xương bánh chè hoạc gần gân gót; Xét ghiệm máu thấy acid uric tăng cao trên 400 micromol/lít; Xuất hiện những cơn đau lúc nửa đêm ở vùng khớp tay, khớp gối, khớp bàn chân.
Bệnh gout gây đau nhức, biến dạng khớp và để lại nhiều di chứng nặng nề
Và việc điều trị bệnh gout bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc đặc hiệu như colchixin có kết quả giảm cơn đau nhanh nhưng không phải là biện pháp an toàn. Để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả thì một chế độ ăn uống hợp lý có ý nghĩa quan trọng. Bởi, dinh dưỡng hợp lý nhằm hạ acid uric huyết bằng hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể (acid uric được tạo nên do oxy hoá các base purine gồm adenine và guanine là thành phần của acid nhân trong tế bào (nucleic acid).
Chính vì vậy, để giảm các cơn đau lúc nửa đêm, phòng bệnh tái phát, người bệnh cần hạn chế thức ăn có nhiều nhân purine.
Người bị bệnh gout có cần kiêng ăn cá - hiểu đúng thế nào?
Nhiều người nghĩ rằng, trong cá có chứa nhiều nhân purine, khi vào cơ thể nhân purine sẽ chuyển hóa thành acid uric và làm bệnh gout tái phát, gia tăng các cơn đau. Tuy nhiên, thịt cá lại giàu dinh dưỡng, chứa nhiều acid béo omega-3, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa lão hóa, bệnh tật rất hiệu quả. Do đó, họ thường đặt ra các nghi vấn “người bị bệnh gout có cần kiêng ăn cá?”, “người bị bệnh gout ăn gì?” để phòng bệnh hiệu quả mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị thì các loại hải sản, trong đó có cá biển có chứa nhiều nhân purine nên người bị bệnh gout cần giảm ăn cá biển, thậm chí là loại bỏ cá biển khỏi thực đơn hàng ngày. Nhưng người bệnh vẫn có thể ăn các loại cá nước ngọt bình thường, thậm chí tăng cường ăn một số loại cá ít béo, ít nhân purine để đảm bảo dinh dưỡng, phòng ngừa lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purine như thịt đỏ, nội tạng để phòng bệnh gout tái phát
PGS.TS Trần Đình Toán cũng khuyến nghị chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bị bệnh gout là cần hạn chế thức ăn có nhiều nhân purine ( các loại thịt lợn, thịt bò, gia cầm , hải sản…). Dùng phương pháp thái miếng nhỏ chừng 1- 2 lạng, luộc chìn kỹ, đổ nước luộc đi không dùng hoặc hạn chế uống nước các món nấu, ninh. Đặc biệt, cần hạn chế các món rán, rang, xào khô ít nước. Đồng thời cũng cần hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, lòng óc, dồi lợn…, hạn chế các loại rau, quả có vị chua, giảm ăn nấm.
Bên cạnh đồ ăn thì cũng cần hạn chế thức uống có nhiều purine như bia, cà phê, chè, socola, nước ép thịt. Nên tăng cường uống nước lọc, uống các loại nước khoáng kiềm, ăn các loại rau quả có tính lợi tiểu để tránh acid uric đọng lại trong cơ thể. Ưu tiên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng nhân purine thấp để sử dụng.
Các nhóm thực phẩm chứa tỷ lệ nhân purine thấp được PGS.TS Trần Đình Toán khuyên dùng gồm: Nhóm có ít nhân purine ( từ 0-15mg / 100g thực phẩm) như: Ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, đường sữa, rau quả các loại…; Nhóm trung bình ( từ 50-150 mg / 100g thực phẩm): Thịt nạc, cá nước ngọt, gia cầm, đậu đỗ...
Do vậy, để phòng bệnh gout tái phát và giảm cơn đau do bệnh gây ra, người bệnh cần tăng cường các nhóm thực phẩm ít purine và nhóm thực phẩm có tỷ lệ purine trung bình vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, cần hạn chế hoặc loại bỏ tuyệt đối các nhóm thực phẩm giàu purine.
Sản phẩm Cá sông đà