Phòng bệnh hiệu quả cho mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng
Cá trắm cỏ hay còn gọi là cá trắm trắng đang được nuôi lồng ở nhiều địa phương, bởi loài cá này dễ nuôi lại nhanh lớn. Nhưng, mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng cũng thường hay gặp phải dịch bệnh làm cá chết hàng loạt và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Những chỉ dẫn đơn giản dưới đây sẽ giúp người nuôi nhận biết những bệnh cá trắm cỏ hay mắc và có cách phòng ngừa hiệu quả.
Xuất huyết do virus là bệnh hay gặp trong mô hình nuôi cá trắm cỏ lồng
Bệnh cá trắm cỏ xuất huyết do virus
Khi mắc phải bệnh này cá trắm trắng thường có những dấu hiệu như bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Nếu quan sát kỹ ở nắp mang, xoang miệng xuất huyết, gốc vây, hậu môn cá chuyển sang màu đỏ, mắt lồi xuất huyết. Còn nếu mổ cá ra sẽ thấy dưới da xuất huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần, ruột xuất huyết nhưng không hoại tử. Cá trắm trắng bị bệnh xuất huyết do virus mà không được phát hiện sớm thì sau 3 – 5 ngày bị bệnh cá sẽ chết với tỷ lệ 60 – 80%, thậm chí lên đến 100%.
Để phòng bệnh cá trắm cỏ xuất huyết do virus, cần tạt vôi nông nghiệp vào lồng nuôi và xung quanh khu vực nuôi cá với liều lượng 5 – 7kg/lồng. Bên cạnh đó, dùng erythromyxin trộn vào thức ăn từ 3 - 7 ngày. Với ngày thứ nhất dùng 2 - 5g/100kg cá/ngày. Sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá/ngày. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 giảm còn một nửa. Ngoài ra, cho cá trắm ăn thêm vitamin C với liều dùng 2 - 3g/1kg cá /ngày à dùng liên tục từ 7 - 10 ngày. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, biện pháp phòng ngừa vẫn là giải pháp an toàn, hiệu quả cho mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng.
Để phòng bệnh cá trắm cỏ xuất huyết do virus, cần tạt vôi nông nghiệp vào lồng nuôi và xung quanh khu vực nuôi cá với liều lượng 5 – 7kg/lồng. Bên cạnh đó, dùng erythromyxin trộn vào thức ăn từ 3 - 7 ngày. Với ngày thứ nhất dùng 2 - 5g/100kg cá/ngày. Sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá/ngày. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 giảm còn một nửa. Ngoài ra, cho cá trắm ăn thêm vitamin C với liều dùng 2 - 3g/1kg cá /ngày à dùng liên tục từ 7 - 10 ngày. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, biện pháp phòng ngừa vẫn là giải pháp an toàn, hiệu quả cho mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng.
Bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ
Cá trắm trắng khi bị viêm ruột sẽ có những biểu hiện như: Vây xuất huyết rách nát, cụt dần; Xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vây bụng; Mang xuất huyết dính bùn, hậu môn viêm đỏ; Ruột cá chứa đầy hơi và hoại tử và điển hình của bệnh là ruột cá trương to, chứa đầy hơi.
Ruột cá trương to, đầy hơi và hoại tử là điển hình của bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ
Với bệnh này, cá trắm trắng có thể chết sau 1 – 2 tuần bị bệnh, tỷ lệ chết khoảng 30 – 40%. Đặc biệt, bệnh này thường gặp ở giai đoạn cá giống. Do đó, công tác phòng bệnh cá trắm cỏ khi bắt đầu thả cá giống đóng vai trò quan trọng. Biện pháp thường được người nuôi cá sử dụng là tạt vôi nông nghiệp trong lồng và xung quanh vùng nuôi với liều lượng 5 - 7kg/lồng. Bên cạnh đó, có thể dùng 20 - 30g tỏi và 2kg cây chó đẻ /100kg cá trộn vào thức ăn cho ăn 2 - 3 ngày. Khi cá bị bệnh viêm ruột có thể điều trị bằng oxytetracyline HCl, có tác dụng trị các bệnh nhiễm khuẩn như đốm đỏ, hậu môn sưng đỏ trên cá nước ngọt.
Bệnh cá trắm cỏ nhiễm trùng bánh xe
Ở giai đoạn mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám và cá thường nổi từng đàn trên mặt nước do bị ngứa ngáy. Đến giai đoạn bệnh nặng, trùng bám dày đặc ở vây, mang và phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở và chết. Để phòng bệnh trùng bánh xe cho mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng có thể dùng nước muối loãng, với hàm lượng 2 – 3g muối/1 lít nước sạch tắm cho cá khoảng 10 – 15 phút.
Dùng nước muối loãng tắm cho cá là cách hiệu quả phòng các bệnh cá trắm cỏ hay mắc
Bệnh cá trắm cỏ nhiễm trùng mỏ neo
Khi mắc phải trùng mỏ neo, ở mang, da, vây cá trắm cỏ xuất nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm nhỏ có màu đốm trắng, da và mang có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nặng sẽ bơi lờ đờ yếu ớt, thường nổi đầu lên để thở và tập trung gần bờ, nơi có nhiều cỏ rác, cá quẫy nhiều do ngứa ngáy. Đến khi trùng bám nhiều ở mang cá, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở và chết. Cách phòng bệnh trùng mỏ neo hiệu quả cho mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng là dùng lá xoan bó thành từng bó và ngâm xuống dưới lồng. Cách phòng bệnh bằng cây cỏ tự nhiên này đã được nhiều người nuôi cá áp dụng và thấy hiệu quả rất tốt. Và quan trọng là không dùng đến hóa chất, thuốc kháng sinh nên chất lượng cá đảm bảo sạch và an toàn.
Đây là những bệnh cá trắm cỏ hay mắc phải khi nuôi theo mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng. Để cá trắm cỏ (cá trắm trắng) mau lớn, không mắc bệnh và cho năng suất cao thì các biện pháp phòng bệnh cần được ưu tiên áp dụng. Trong đó, cần chú ý đến việc phòng bệnh khi thả cá giống, vệ sinh và tăng cường đề kháng cho cá trong quá trình nuôi để cá trắm cỏ luôn khỏe mạnh.
Để tìm hiểu thêm về quy trình nuôi cá sạch nước ngọt, trong đó có cá trắm cỏ và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc để cá đạt năng suất cao có thể tham khảo tại http://casongda.com.vn/
Đây là những bệnh cá trắm cỏ hay mắc phải khi nuôi theo mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng. Để cá trắm cỏ (cá trắm trắng) mau lớn, không mắc bệnh và cho năng suất cao thì các biện pháp phòng bệnh cần được ưu tiên áp dụng. Trong đó, cần chú ý đến việc phòng bệnh khi thả cá giống, vệ sinh và tăng cường đề kháng cho cá trong quá trình nuôi để cá trắm cỏ luôn khỏe mạnh.
Để tìm hiểu thêm về quy trình nuôi cá sạch nước ngọt, trong đó có cá trắm cỏ và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc để cá đạt năng suất cao có thể tham khảo tại http://casongda.com.vn/
Sản phẩm Cá sông đà