Cá lóc nấu canh chua giải nhiệt ngày nắng nóng
Món cá lóc nấu canh chua là món ăn được nhiều người yêu thích trong tiết trời nắng nóng. Chính vị thơm ngọt của cá lóc kết hợp hài hòa với vị chua chua thanh mát của các nguyên liệu đi kèm làm món cá nấu chua thêm hấp dẫn.
Cách nấu canh cá chua ngon là phải chuẩn bị đủ được các nguyên liệu đi kèm với cá lóc
Nguyên liệu nấu canh cá chua ngon
- 1 con cá lóc khoảng 1kg
- ½ quả dứa xanh
- 3 quả cà chua
- 1 quả me chua to
- 3 cây dọc mùng
- Một ít giá đỗ
- Vài quả đậu bắp
- Hành lá, hàng tím, mùi tàu, rau ngổ, ớt…, mỗi thứ một ít
- Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, mỗi thứ một ít
- ½ quả dứa xanh
- 3 quả cà chua
- 1 quả me chua to
- 3 cây dọc mùng
- Một ít giá đỗ
- Vài quả đậu bắp
- Hành lá, hàng tím, mùi tàu, rau ngổ, ớt…, mỗi thứ một ít
- Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, mỗi thứ một ít
Cá lóc nấu canh chua kiểu Nam Bộ là cách nấu canh cá thơm ngon, bổ dưỡng
Cách làm món cá lóc nấu canh chua
Bước 1: Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Dứa xanh gọt sạch vỏ, mắt và thái miếng mỏng vừa ăn. Cà chua rửa sạch thái múi cau. Hành lá, rau mùi, rau ngổ nhặt và rửa sạch, cắt khúc. Giá đỗ rửa sạch. Ớt rửa sạch và thái nhỏ.
Bước 2: Dọc mùng tước vỏ, cắt xéo thành miếng vừa ăn và bóp với chút muối cho khỏi ngứa rồi đem rửa lại bằng nước sạch. Đậu bắp rửa sạch và cắt xéo thành những miếng mỏng vừa ăn.
Bước 3: Cá lóc mua về làm sạch, cắt khúc vừa ăn, để ráo nước và ướp mắm, muối, hạt nêm và chút hành tím băm nhỏ.
Bước 4: Me chua cạo vỏ sau đó đem luộc chín, nghiền nát và cho ít nước vào lọc lấy nước chua để nấu canh
Bước 5: Cho chút dầu ăn vào nồi đun sôi, thêm hành tím vào phi thơm. Sau đó cho một nửa cà chua thái múi cau và xào như để lấy màu. Tiếp đó cho nước me đã lọc vào xào cùng để lấy vị chua và mùi thơm của me.
Bước 6: Cho nước vào hỗn hợp cà chua me và đun sôi làm nước canh. Khi nước canh sôi cho cá đã ướp ngấm gia vị vào nồi và đun sôi trở lại. Sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín thì thêm dọc mùng, đậu bắp, giá đỗ, cà chua, dứa vào và tiếp tục đun sôi trở lại là được.
Bước 7: Khi cá nấu chua chín thì cho thêm hành, mùi, rau ngổ và ớt vào, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp. Múc canh ra bát ăn nóng cùng với bún hoặc cơm đều rất ngon.
Bước 2: Dọc mùng tước vỏ, cắt xéo thành miếng vừa ăn và bóp với chút muối cho khỏi ngứa rồi đem rửa lại bằng nước sạch. Đậu bắp rửa sạch và cắt xéo thành những miếng mỏng vừa ăn.
Bước 3: Cá lóc mua về làm sạch, cắt khúc vừa ăn, để ráo nước và ướp mắm, muối, hạt nêm và chút hành tím băm nhỏ.
Bước 4: Me chua cạo vỏ sau đó đem luộc chín, nghiền nát và cho ít nước vào lọc lấy nước chua để nấu canh
Bước 5: Cho chút dầu ăn vào nồi đun sôi, thêm hành tím vào phi thơm. Sau đó cho một nửa cà chua thái múi cau và xào như để lấy màu. Tiếp đó cho nước me đã lọc vào xào cùng để lấy vị chua và mùi thơm của me.
Bước 6: Cho nước vào hỗn hợp cà chua me và đun sôi làm nước canh. Khi nước canh sôi cho cá đã ướp ngấm gia vị vào nồi và đun sôi trở lại. Sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín thì thêm dọc mùng, đậu bắp, giá đỗ, cà chua, dứa vào và tiếp tục đun sôi trở lại là được.
Bước 7: Khi cá nấu chua chín thì cho thêm hành, mùi, rau ngổ và ớt vào, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp. Múc canh ra bát ăn nóng cùng với bún hoặc cơm đều rất ngon.
Cá nấu chua tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần kiêng kỵ với người viêm loét dạ dày
Cá lóc nấu canh chua mua sức khỏe
Cách nấu canh cá chua ngon nhiều người biết và món cá nấu chua cũng được nhiều người yêu thích. Nhưng không phải ai cũng biết cách nấu canh cá tốt cho sức khỏe. Với món cá lóc nấu canh chua kiểu Nam Bộ sẽ giúp bạn và người thân luôn khỏe mạnh và cảm thấy dễ chịu trong những ngày đầu mùa hè nắng nóng. Bởi, một số nguyên liệu để nấu canh cá lóc chua ngọt có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như :
Cá lóc: Miền Bắc còn gọi là cá chuối, cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc. Đặc biệt, cá lóc có tác dụng trừ phong thấp, chữa trĩ và rất tốt cho phụ nữ có thai. Chính vì vậy, cá lóc tốt cho sức khỏe người già, trẻ nhỏ, sản phụ, người nóng trong, người có nhiều đờm, ốm yếu…
Dứa: Là loại quả có nhiều vitamin, đường và các acid hữu cơ. Trong Đông y dứa còn được dùng làm thuốc bổ, giúp lợi tiêu hóa, giải độc, ăn uống dễ tiêu, lợi tiểu… Ngoài ra, dứa còn được dùng để chữa béo phì, viêm khớp, thiếu máu, xơ vữa động mạch. Nhất là trong những ngày nóng bức, khó chịu, chán ăn thì nên ăn dứa để kích thích tiêu hóa, có giấc ngủ yên. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên ăn, uống dịch ép dứa xanh vì sẽ gây tăng co bóp tử cung và dễ gây sảy thai. Còn đối với người có tì vị hàn hay bị tiêu chảy thì cũng không nên ăn nhiều dứa.
Dọc mùng: Là thực phẩm nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng.
Đậu bắp: Có chừa nhiều chất xơ, chất nhầy và có tính mát nên có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng. Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết ở những người bị đái tháo đường type 2.
Cà chua: Giúp giải nhiệt, chống nhiễm khuẩn, chữa suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng.
Mặc dù món cá lóc nấu canh chua rất tốt cho sức khỏe nhưng những người bị viêm loét dạ dày, người có cơ địa hay bị tiêu chảy không nên ăn cá nấu chua thường xuyên. Hay những người thận yếu, suy thận không nên nấu canh cá chua với dứa, khế, dọc mùng vì có nguy cơ tạo thành sỏi trọng thận gây nguy hiểm.
Do đó, để món ăn vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe cần lưu ý đến tác dụng hay cấm kỵ của những nguyên liệu nấu kèm. Đồng thời phải biết thay đổi các loại rau củ quả cho hợp khẩu vị mà vẫn tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm cách nấu canh cá chua ngon kiểu miền Bắc và các món ăn ngon từ cá tại http://casongda.com.vn/
Cá lóc: Miền Bắc còn gọi là cá chuối, cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc. Đặc biệt, cá lóc có tác dụng trừ phong thấp, chữa trĩ và rất tốt cho phụ nữ có thai. Chính vì vậy, cá lóc tốt cho sức khỏe người già, trẻ nhỏ, sản phụ, người nóng trong, người có nhiều đờm, ốm yếu…
Dứa: Là loại quả có nhiều vitamin, đường và các acid hữu cơ. Trong Đông y dứa còn được dùng làm thuốc bổ, giúp lợi tiêu hóa, giải độc, ăn uống dễ tiêu, lợi tiểu… Ngoài ra, dứa còn được dùng để chữa béo phì, viêm khớp, thiếu máu, xơ vữa động mạch. Nhất là trong những ngày nóng bức, khó chịu, chán ăn thì nên ăn dứa để kích thích tiêu hóa, có giấc ngủ yên. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên ăn, uống dịch ép dứa xanh vì sẽ gây tăng co bóp tử cung và dễ gây sảy thai. Còn đối với người có tì vị hàn hay bị tiêu chảy thì cũng không nên ăn nhiều dứa.
Dọc mùng: Là thực phẩm nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng.
Đậu bắp: Có chừa nhiều chất xơ, chất nhầy và có tính mát nên có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng. Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết ở những người bị đái tháo đường type 2.
Cà chua: Giúp giải nhiệt, chống nhiễm khuẩn, chữa suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng.
Mặc dù món cá lóc nấu canh chua rất tốt cho sức khỏe nhưng những người bị viêm loét dạ dày, người có cơ địa hay bị tiêu chảy không nên ăn cá nấu chua thường xuyên. Hay những người thận yếu, suy thận không nên nấu canh cá chua với dứa, khế, dọc mùng vì có nguy cơ tạo thành sỏi trọng thận gây nguy hiểm.
Do đó, để món ăn vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe cần lưu ý đến tác dụng hay cấm kỵ của những nguyên liệu nấu kèm. Đồng thời phải biết thay đổi các loại rau củ quả cho hợp khẩu vị mà vẫn tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm cách nấu canh cá chua ngon kiểu miền Bắc và các món ăn ngon từ cá tại http://casongda.com.vn/
Sản phẩm Cá sông đà