CÁC BÀ NỘI TRỢ CÓ BIẾT
Vẫn biết cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng khiến vạn người mê, và thường bổ xung vào thực đơn của gia đình hàng ngày.
Nhưng ăn cá làm sao mới là vấn đề chúng ta cần phải lưu ý, hiện nay ở trên thị trường Hiện nay, cá có 2 nguồn nhiễm độc chính là nhiễm độc dư lượng kháng sinh trong quá trình nuôi trồng và nhiễm độc hóa chất, kim loại nặng từ môi trường nước. Cá bị nhiễm độc chủ yếu do nuôi ở các ao đầm và cho ăn thức ăn công nghiệp.
Cá nhiễm độc do môi trường nước thường xảy ra với cá sống trong môi trường tự nhiên hay cá nuôi trong ao nước bị tù nước đọng. Khi cá ăn kháng sinh hay hóa chất thường sẽ phân hủy một phần ra ngoài còn lại sẽ giữ lại trong cơ thể.
#mẹo_giúp_nhận_biết_các_loại_cá_nhiễm_độc
Theo đánh giá của các chuyên gia, các bà nội trợ có thể phát hiện ra cá nuôi bằng nước thải, nước bẩn thông qua màu sắc và môi của con cá. Cá nuôi bằng nước bẩn sẽ có màu đen, bóng hơn cá nuôi nước sạch. Bởi màu sắc cá biến đổi theo nguyên lý phản ứng với môi trường sống.
Cá nuôi ở nước bẩn thường có môi dài và trề ra hơn do môi trường nước bẩn thiếu oxy, cá phải ngoi lên trên mặt nước để thở. Cá bị mềm, nhũn do để ngăn đá quá lâu.
Dưới nhiệt độ đông đá, các thành phần nước sẽ bị phân hủy, kèm theo đó vi khuẩn trong cá không bị chết đi mà sẽ biến đổi nên cá sẽ giảm độ tươi ngon, dễ bị mềm nhũn khi chế biến. Sau 2 – 3 ngày cá sẽ bị hỏng, nhất là thối ruột
#Khuyến_Cáo
Các chị em nội trợ nên ăn cá tươi và chọn nơi cung cấp cá sạch, uy tín tránh bảo quản lâu trong tủ lạnh. Bởi cá tươi sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipit cũng như các vi chất, đa lượng. Nên rút ngắn thời gian bảo quản cá trong ngăn đá tủ lạnh bởi bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá dưới 300C vẫn khiến cá bị tách nước và phân hủy, do đó sẽ kém chất dinh dưỡng, không ngon.
Sản phẩm Cá sông đà