Bí kíp nuôi cá chép thương phẩm cho hiệu quả cao
Nuôi cá chép thương phẩm là mô hình đang được nhiều người áp dụng ở nước ta. Tuy nhiên, biện pháp để nuôi được cá chép đẹp, mau lớn, hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được.
Các bước đơn giản dưới đây sẽ giúp người nuôi cá nâng cao hiệu quả, nuôi được cá chép đẹp, to, chất lượng thơm ngọt như cá chép sông tự nhiên. Đối với kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm cần chuẩn bị nhiều công đoạn như ao nuôi, chọn cá giống, thả cá giống, quản lý chăm sóc và thu hoạch.
Các bước đơn giản dưới đây sẽ giúp người nuôi cá nâng cao hiệu quả, nuôi được cá chép đẹp, to, chất lượng thơm ngọt như cá chép sông tự nhiên. Đối với kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm cần chuẩn bị nhiều công đoạn như ao nuôi, chọn cá giống, thả cá giống, quản lý chăm sóc và thu hoạch.
Chuẩn bị và vệ sinh ao nuôi là một bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm
1.Chuẩn bị ao nuôi cá chép thương phẩm
Khi nuôi bất kỳ loại cá nào thì bước chuẩn bị ao nuôi đóng vai trò quan trọng. Điều kiện ao nuôi cá chép thương phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, môi trường phải gần giống với môi trường cá chép sông tự nhiên sinh sống, có như vậy cá chép mới khỏe mạnh, phát triển tốt. Và những điều kiện cụ thể cần có về ao nuôi cá chép thương phẩm là phải gần nguồn nước sạch, đất trong ao không bị chua hay mặn, không có các mạch nước ngầm độc hại hay cống xả thải độc hại vào ao gây nguy hiểm cho cá, môi trường xung quanh ao phải thoáng sạch, không bị ô nhiễm…
Trước khi tiến hành nuôi cá chép thương phẩm cần sửa sang lại bờ ao, phát quang bụi rậm quanh ao, kiểm tra hệ thống cống thoát nước. Tiếp đó tiến hành tháo cạn ao, nạo vét đáy bùn, phơi ao khô và rắc vôi nông nghiệp để khử trùng, diệt các mầm mống vi khuẩn có thể gây bệnh cho cá. Sau đó mới tháo nước sạch vào ao. Khi tháo nước cần có lưới lọc để loại bỏ rác và cá tạp. Nếu tuân thủ được những điều này sẽ giúp tạo môi trường thuận lợi nhất, tự nhiên và gần giống với môi trường cá chép sông sinh sống.
Trước khi tiến hành nuôi cá chép thương phẩm cần sửa sang lại bờ ao, phát quang bụi rậm quanh ao, kiểm tra hệ thống cống thoát nước. Tiếp đó tiến hành tháo cạn ao, nạo vét đáy bùn, phơi ao khô và rắc vôi nông nghiệp để khử trùng, diệt các mầm mống vi khuẩn có thể gây bệnh cho cá. Sau đó mới tháo nước sạch vào ao. Khi tháo nước cần có lưới lọc để loại bỏ rác và cá tạp. Nếu tuân thủ được những điều này sẽ giúp tạo môi trường thuận lợi nhất, tự nhiên và gần giống với môi trường cá chép sông sinh sống.
Chọn giống cá chép đẹp, khỏe sẽ giúp quá trình nuôi cá chép thương phẩm đạt hiệu quả cao
2.Chọn cá giống trong nuôi cá chép thương phẩm
Để quá trình nuôi cá chép thương phẩm đạt hiệu quả cao, người nuôi cá cần chú ý đến khâu chọn giống cá chép. Nên chọn loại giống tốt, cá chép đẹp, không xây xát và khỏe mạnh như những chú cá chép sông tự nhiên.
Muốn chọn được giống cá chép đẹp, người nuôi lấy khoảng 10 – 15 con cá chép giống cho vào ao và theo dõi khoảng 30 phút. Nếu thấy cá hoạt động bình thường thì cá giống đó có thể dùng được. Nhưng nếu thấy cá có hiện tượng chậm chạp, yếu hoặc chết thì phải ngưng ngay việc thả cá giống và phải kiểm tra lại nguồn nước, nguồn cá giống để tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Khi đã chọn được giống cá chép đẹp, tốt thì bắt đầu tiến hành thả cá vào ao. Trước khi thả nhớ tắm nước muối loãng cho cá để phòng bệnh. Đồng thời thả cá từ từ vào ao để tránh cá sốc do chênh lệch nhiệt độ, thay đổi môi trường. Ngoài ra, người nuôi nên thả cá lúc thời tiết mát mẻ, không mưa, thích hợp nhất là sáng sớm hoặc chiều mát và nên nhớ thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.
Muốn chọn được giống cá chép đẹp, người nuôi lấy khoảng 10 – 15 con cá chép giống cho vào ao và theo dõi khoảng 30 phút. Nếu thấy cá hoạt động bình thường thì cá giống đó có thể dùng được. Nhưng nếu thấy cá có hiện tượng chậm chạp, yếu hoặc chết thì phải ngưng ngay việc thả cá giống và phải kiểm tra lại nguồn nước, nguồn cá giống để tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Khi đã chọn được giống cá chép đẹp, tốt thì bắt đầu tiến hành thả cá vào ao. Trước khi thả nhớ tắm nước muối loãng cho cá để phòng bệnh. Đồng thời thả cá từ từ vào ao để tránh cá sốc do chênh lệch nhiệt độ, thay đổi môi trường. Ngoài ra, người nuôi nên thả cá lúc thời tiết mát mẻ, không mưa, thích hợp nhất là sáng sớm hoặc chiều mát và nên nhớ thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.
Nuôi cá chép thương phẩm cho năng suất cao và chất lượng thịt không kém cá chép sông
3.Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chép thương phẩm
Để nuôi cá chép thương phẩm đạt hiệu quả cao thì ngoài việc chuẩn bị ao nuôi, chọn giống cá chép đẹp, tốt, thì quá quá trình chăm sóc, quản lý ao trong quá trình nuôi cũng là một kỹ thuật quan trọng. Người nuôi cá chép thương phẩm phải định kỳ thăm ao ít nhất 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối để kịp thời phát hiện các hiện trạng ảnh hưởng đến chất lượng cá như nước ao bị ô nhiễm, cá nổi đầu, cá chết, hệ thống cống cấp thoát nước của ao bị hỏng…
Ngoài ra, người nuôi cũng cần chú ý những vấn đề phát sinh để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất như lượng thức ăn cho cá như vậy là đủ hay thiếu, cá có thích loại thức ăn đang sử dụng hay thường bỏ thừa thức ăn, cá bơi lội nhanh nhẹn hay chậm chạp, bề ngoài cá chép đẹp không hay có dấu hiệu bất thường, xuất hiện bệnh gây chết cá hàng loạt… Thường thì cá chép nuôi hay bị mắc bệnh hơn cá chép sông tự nhiên do môi trường sống chật hẹp, bị ô nhiễm. Vậy nên người nuôi cần chú ý các biểu hiện bất thường của cá để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp phòng bệnh, điều trị kịp thời.
Đây là những kỹ thuật cơ bản nuôi cá chép thương phẩm được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao. Với kỹ thuật nuôi này, cá chép thương phẩm không chỉ cho nâng suất cao mà chất lượng thịt cá không thua kém cá chép sông tự nhiên. Hơn nữa, hình thức bề ngoài cá chép đẹp, to khỏe nên được người tiêu dùng ưa thích. Bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi các loại cá nước ngọt khác tại http://casongda.com.vn/tin-tuc
Ngoài ra, người nuôi cũng cần chú ý những vấn đề phát sinh để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất như lượng thức ăn cho cá như vậy là đủ hay thiếu, cá có thích loại thức ăn đang sử dụng hay thường bỏ thừa thức ăn, cá bơi lội nhanh nhẹn hay chậm chạp, bề ngoài cá chép đẹp không hay có dấu hiệu bất thường, xuất hiện bệnh gây chết cá hàng loạt… Thường thì cá chép nuôi hay bị mắc bệnh hơn cá chép sông tự nhiên do môi trường sống chật hẹp, bị ô nhiễm. Vậy nên người nuôi cần chú ý các biểu hiện bất thường của cá để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp phòng bệnh, điều trị kịp thời.
Đây là những kỹ thuật cơ bản nuôi cá chép thương phẩm được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao. Với kỹ thuật nuôi này, cá chép thương phẩm không chỉ cho nâng suất cao mà chất lượng thịt cá không thua kém cá chép sông tự nhiên. Hơn nữa, hình thức bề ngoài cá chép đẹp, to khỏe nên được người tiêu dùng ưa thích. Bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi các loại cá nước ngọt khác tại http://casongda.com.vn/tin-tuc
Sản phẩm Cá sông đà