Tìm kiếm

line_bottom_header
Trang chủ » Tin tức sự kiện » Tăng cường ăn cá để phòng bệnh đái tháo đường

Tin tức sự kiện

  • Tăng cường ăn cá để phòng bệnh đái tháo đường

  • Nên tăng cường ăn cá, mỗi tuần khoảng 3 – 4 lần và hạn chế các loại thịt nhiều mỡ là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh đái tháo đường.

    Ăn cá giúp phòng bệnh đái tháo đường thế nào?

    Mới đây, kết quả nghiên cứu của Trung tâm ung thư Fred Hutchinson của Mỹ trên 330 người, trong đó có 70% bị thừa cân, béo phì, cho thấy, những ai có hàm hàm lượng DHA và EPA trong máu thấp thì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường cao hơn những người khác. Bởi, tình trạng béo phì làm gia tăng cả hàm lượng chất béo có hại triglycerides và C-reactive protein, vốn là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh đái tháo đường.
    Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận, bổ sung một lượng lớn acid béo omega-3 từ cá có thể giúp ngừa nhiều bệnh mãn tính có liên quan tới béo phì như đái tháo đường và bệnh tim mạch. Họ cũng đã tiến hàng nghiên cứu các acid béo omega-3, trong đó có DHA và EPA ở cá hồi và một số cá nhiều mỡ khác và nhận thấy hàm lượng DHA và EPA trong máu cao sẽ giúp giảm các chất béo có hại là triglycerides và C-reactive protein, từ đó có tác dụng phòng bệnh đái tháo đường hiệu quả.
    Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
    Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

    Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường, gây tăng đường huyết mãn tính. Chính điều này đã gây thiếu hụt hoặc giảm insulin hoặc kết hợp cả hai rồi sinh bệnh. Đái tháo đường được phân thành các dạng là đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ.
    Trong đó, đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin) thường gặp ở tuổi trẻ, tuổi vị thành niên. Nó thường kết hợp với các bệnh tự miễn khác như bệnh basedow, bệnh viêm tuyến giáp tự miễn hay bệnh Addison, cũng có thể trường hợp đái tháo đường type 1 không rõ nguyên nhân. Đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) thường gặp ở người trưởng thành, người trung niên trở lên, liên quan đến lối sống chể độ sinh hoạt, ăn uống khá nhiều. Đái tháo đường thai kỳ xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai và dạng này thường không nguy hiểm vì bệnh thường tự hết sau khi sinh.
    Ngoài ra cón có các thể đái tháo đường đặc biệt khác như: Đái tháo đường do khiếm khuyết chức năng tế bào bêta do gen; Giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen; Bệnh lý của tuỵ ngoại tiết (Xơ tuỵ, sỏi tuỵ, viêm tuỵ, u tuỵ…); Do các bệnh nội tiết khác (Hội chứng Cushing, to đầu chi, u tuỷ thượng thận…); Bệnh do sử dụng một số loại thuốc, hoá chất…
    Và hậu quả bệnh để lại rất nặng nề, với các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi... Chính vì thế, việc phòng bệnh đái tháo đường đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

    Phòng bệnh đái tháo đường nhờ ăn cá mỗi ngày

    Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để phòng bệnh hiệu quả cần cân đối 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất) trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm, giảm các loại thịt nhiều mỡ, tăng cường ăn cá để phòng bệnh hiệu quả.
    Và bữa ăn truyền thống của người Việt với nhiều rau xanh, cá, ít thịt và cơm chính là bữa ăn hợp lý để phòng bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và các yếu tố chống oxy hóa trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
    Nên tăng cường ăn cá để phòng bệnh đái tháo đường hiệu quả
    Nên tăng cường ăn cá để phòng bệnh đái tháo đường hiệu quả

    Theo tiến sĩ Lâm nên duy trì bữa ăn truyền thống của người Việt gồm: cơm, rau và cá, không ăn nhiều thịt, không nhiều béo. Trong bữa ăn cũng nên ăn nhiều loại rau gia vị giàu vitamin, khoáng chất và các yếu tố chống ôxy hóa. Khẩu phần ăn giúp phòng bệnh hiệu quả được PGS Lâm cụ thể hóa như sau:
    - Ăn ít hoa quả có độ đường cao và nên ăn nhiều rau xanh, nhất là các loại hạt họ đậu, vừng, lạc.
    - Nên tăng cường ăn thực phẩm tươi và các món luộc, đảm bảo ăn ít nhất 400g mỗi người/ngày.
    - Hạn chế ăn muối, không nên ăn quá 5g muối/người/ngày. Nên giảm muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi nấu ăn, hạn chế chấm thức ăn vào muối và gia vị chứa nhiều muối.
    - Chọn gạo lứt, gạo lật nảy mầm hoặc gạo xát rối, bánh mì đen thay vì ăn cơm và các thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác.
    - Nên giảm bớt ăn thịt, tăng cường ăn cá để phòng bệnh hiệu quả, nhất là các loại cá nước ngọt. Thịt thì nên chọn loại không có mỡ, với thịt gia cầm thì nên loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol sẽ không tốt cho sức khỏe.
    - Không ăn quá nhiều các thức ăn có năng lượng cao, hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng đường nhiều như bánh, kẹo, mứt..., không nên uống các loại nước ngọt, thay vào đó hay uống nước lọc, nước chè, nước vối…
    Bệnh đái tháo đường có liên quan mật thiết tới chỉ số cân nặng, béo phì, thừa cân. Do đó, điểm mấu chốt để dự phòng đái tháo đường là duy trì cân nặng ở mức hợp lý, với chỉ số BMI cơ thể ở ngưỡng 20, 22 là tốt nhất.
    Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, người có nguy cơ mắc đái tháo đường muốn phòng bệnh thì nên bỏ thuốc lá càng nhanh càng tốt.
    Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì một lối sống lạnh mạnh, luyện tập thể thao mỗi ngày cũng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu, giúp phòng bệnh đái tháo đường và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Các bài viết khác

     
    left click me