Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ cho năng suất cao nhất
Nuôi cá trắm cỏ không khó nhưng học được kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao không phải ai cũng làm được. Cách nuôi cá trắm cỏ dưới đây đã được nhiều người áp dụng và đạt năng suất cao.
Tạo môi trường sống sạch, thức ăn hợp khẩu vị là cách nuôi cá trắm cỏ cho năng suất cao
Những đặc tính mà người nuôi cá trắm cỏ nên biết
Cá trắm cỏ hay còn gọi là cá trắm trắng là loài cá nước ngọt dễ nuôi và mau lớn. Tuy không phải là loài cá nước ngọt có chất lượng thịt thơm ngon nhất nhưng lại được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương do chúng không kén ăn, đề kháng tốt và cho năng suất cao.
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại cỏ, rong, bèo, lá ngô… Mà những loại thức ăn này rất sẵn ở các vùng quê, hơn nữa không mất tiền mua. Đó cũng là lý do người dân chọn nuôi cá trắm cỏ thay vì nuôi những loài cá sành ăn khó tính khác. Hơn nữa, loài cá này nuôi rất nhanh lớn, chỉ sau 1 năm có thể đạt từ 0,8 – 1,2kg/con. Nếu nuôi 2 năm trong lượng sẽ đạt từ 1,5 – 2,5kg/con, thậm chí có con đạt tới 4kg nếu sống trong môi trường thuận lợi. Loài cá trắm cỏ có khả năng sinh sản ở thời kỳ khi cá đực khoảng 1kg và cá cái khoảng 2kg.
Bất kỳ chọn hình thức nuôi cá trong ao hay trong lồng cũng cần chọn lựa môi trường không sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Bởi các loài cá nói chung và cá trắm cỏ nói riêng đều ưa nước sạch, môi trường sống có những loại mồi ưa thích. Nếu có được điều kiện sống thuận lợi, cá mới sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại cỏ, rong, bèo, lá ngô… Mà những loại thức ăn này rất sẵn ở các vùng quê, hơn nữa không mất tiền mua. Đó cũng là lý do người dân chọn nuôi cá trắm cỏ thay vì nuôi những loài cá sành ăn khó tính khác. Hơn nữa, loài cá này nuôi rất nhanh lớn, chỉ sau 1 năm có thể đạt từ 0,8 – 1,2kg/con. Nếu nuôi 2 năm trong lượng sẽ đạt từ 1,5 – 2,5kg/con, thậm chí có con đạt tới 4kg nếu sống trong môi trường thuận lợi. Loài cá trắm cỏ có khả năng sinh sản ở thời kỳ khi cá đực khoảng 1kg và cá cái khoảng 2kg.
Bất kỳ chọn hình thức nuôi cá trong ao hay trong lồng cũng cần chọn lựa môi trường không sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Bởi các loài cá nói chung và cá trắm cỏ nói riêng đều ưa nước sạch, môi trường sống có những loại mồi ưa thích. Nếu có được điều kiện sống thuận lợi, cá mới sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nhiều người dân chọn cách nuôi cá trắm cỏ trong lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi trong ao tù
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ trong lồng trên sông, hồ
Chọn cá giống: Cá giống được chọn phải đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đạt trên 20 cm. Cần lưu ý không nên thả cá khi thấy có đốm đỏ hoặc trắng, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước.
Thả cá giống: Đối với cá nuôi lồng, thời gian thả cá tốt nhất là tháng 2 – 3 hoặc thả cá sau lũ. Nuôi cá trắm cỏ được khoảng 6 tháng là có thể bắt tỉa con to và nuôi được 1 năm là có thể thu hoạch toàn bộ. Mật độ thả cá trắm lồng khoảng 30 – 35 con/m3. Trước khi thả cá cần ngâm bao cá giống trong lồng khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ và mở túi ra cho nước vào từ từ để cá giống tự bơi ra. Và nên thả cá lúc sáng sớm, buổi chiều hoặc buổi tối, tránh thả cá lúc trưa nắng hoặc khi trời mưa. Ngoài ra, để phòng ký sinh trùng, nấm phát triển trên cơ thể cá và để tỷ lệ cá sống, sinh trưởng cao nên tắm cá giống bằng thuốc tím hoặc nước muối loãng trong thời gian 5 phút. Trong khi tắm cho cá giống phải có sục khí để cá không bị ngạt thở.
Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá: Lượng thức ăn cho cá trắm cỏ chiếm khoảng 5 – 7% trọng lượng cá. Cách nuôi cá trắm cỏ cho năng suất cao là cho chúng ăn những thức ăn khoái khẩu như cỏ, lá sắn, rau xanh, rong bèo các loại… Tuy nhiên, những thức ăn này phải đảm bảo sạch, không chứa độc tố thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, có thể cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô, thức ăn công nghiệp dạng bột nổi để cá tăng trưởng, phát triển tốt, nhưng lượng thức ăn xanh chiếm 40% lượng thức ăn trong ngày.
Phương pháp cho ăn: Khi cho cá ăn cần đưa thức ăn xuống lồng thành nhiều đợt để đảm bảo tất cả cá đều được ăn. Hơn nữa, cần quan sát hoạt động của cá, theo dõi mức độ tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Cần lưu ý việc vớt thức ăn thừa ở lồng trước khi cho thức ăn mới để đảm bảo vệ sinh môi trường sống của cá luôn sạch.
Thả cá giống: Đối với cá nuôi lồng, thời gian thả cá tốt nhất là tháng 2 – 3 hoặc thả cá sau lũ. Nuôi cá trắm cỏ được khoảng 6 tháng là có thể bắt tỉa con to và nuôi được 1 năm là có thể thu hoạch toàn bộ. Mật độ thả cá trắm lồng khoảng 30 – 35 con/m3. Trước khi thả cá cần ngâm bao cá giống trong lồng khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ và mở túi ra cho nước vào từ từ để cá giống tự bơi ra. Và nên thả cá lúc sáng sớm, buổi chiều hoặc buổi tối, tránh thả cá lúc trưa nắng hoặc khi trời mưa. Ngoài ra, để phòng ký sinh trùng, nấm phát triển trên cơ thể cá và để tỷ lệ cá sống, sinh trưởng cao nên tắm cá giống bằng thuốc tím hoặc nước muối loãng trong thời gian 5 phút. Trong khi tắm cho cá giống phải có sục khí để cá không bị ngạt thở.
Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá: Lượng thức ăn cho cá trắm cỏ chiếm khoảng 5 – 7% trọng lượng cá. Cách nuôi cá trắm cỏ cho năng suất cao là cho chúng ăn những thức ăn khoái khẩu như cỏ, lá sắn, rau xanh, rong bèo các loại… Tuy nhiên, những thức ăn này phải đảm bảo sạch, không chứa độc tố thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, có thể cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô, thức ăn công nghiệp dạng bột nổi để cá tăng trưởng, phát triển tốt, nhưng lượng thức ăn xanh chiếm 40% lượng thức ăn trong ngày.
Phương pháp cho ăn: Khi cho cá ăn cần đưa thức ăn xuống lồng thành nhiều đợt để đảm bảo tất cả cá đều được ăn. Hơn nữa, cần quan sát hoạt động của cá, theo dõi mức độ tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Cần lưu ý việc vớt thức ăn thừa ở lồng trước khi cho thức ăn mới để đảm bảo vệ sinh môi trường sống của cá luôn sạch.
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ thương phẩm giúp cá lớn nhanh, cho năng suất cao
Chăm sóc và quản lý lồng nuôi: Cần định kỳ vệ sinh lồng nuôi và khu vực xung quanh để đảm bảo môi trường sạch sẽ cho cá phát triển. Người nuôi có thể dùng vôi nông nghiệp khử trùng và khử chua cho môi trường nước. Ngoài ra, trong quá trình nuôi có thể dùng tỏi giã nhuyễn, vitaminC hoặc vitamin tổng hợp trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho cá.
Nếu tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ, người nuôi cá sẽ đạt được hiệu quả cao mà không phải lo cá nhiễm bệnh chết hàng loạt. Bên cạnh kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ thương phẩm, người nuôi cá đang phát triển mô hình nuôi cá trắm cỏ VietGap. Với mô hình này, cá trắm cỏ thương phẩm đảm bảo chất lượng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, cá không tồn dư các chất kháng sinh, không có mùi tanh của cám công nghiệp. Vì môi trường sống của cá đảm bảo sạch, thức ăn lấy từ tự nhiên đảm bảo an toàn nên chất lượng thịt cá thơm ngọt, săn chắc. Để biết thêm thông tin về các sản phẩm cá trắm cỏ sạch nuôi theo tiêu chuẩn VietGap và các loại cá sạch Sông Đà nuôi theo tiêu chuẩn VietGap xin mời xem tại: http://casongda.com.vn/san-pham
Sản phẩm Cá sông đà
Các bài viết khác