Tìm kiếm

line_bottom_header
Trang chủ » Tin tức sự kiện » Ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép

Tin tức sự kiện

  • Ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép

  • Theo truyền thuyết dân gian, ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép. Bởi, cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng và có thần lực đặc biệt.

    Tại sao ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép?

    Dân gian truyền lại rằng, ông Công ông Táo là 3 vị thần trông coi việc bếp núc và theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình, phẩm hạnh của mỗi người để ngày 23 tháng Chạp hàng năm về trời báo cáo lại với Ngọc Hoàng. Sau đó, đến trưa ngày 30 tết hoặc ngày 29 tết (đối với tháng Chạp thiếu), họ sẽ quay trở lại trần gian và tiếp tục công việc của mình.
    Ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép hóa rồng
    Ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép hóa rồng

    Ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép mà không phải một linh vật khác hay đi máy bay, tàu vũ trụ như con người là bởi đó là biểu tượng của sự thịnh vượng và gắn liền với truyền thống văn hóa, tâm linh.
    Theo nghiên cứu của các nhà văn hóa học, cá chép gắn liền với môi trường sông nước. Điều này phù hợp bối cảnh sống truyền thống của người dân Việt là những vùng sông nước hoặc nghề làm lúa nước. Do đó, loài vật sống dưới nước như cá chép được ưu tiên hơn những loài vật sống trên cạn.
    Hơn nữa, cá chép theo truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng. Mà rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Cá chép hóa rồng tức là biểu tượng của sự thịnh vượng, đồng thời có được thần lực đặc biệt. Chính vì vậy, cá chép có thể trở thành linh vật để ông táo cưỡi về trời.
    Quan niệm dân gian còn cho rằng, cá chép vàng là loài cá tiên sống trên thiên đình. Nhưng vì phạm lỗi nên bị đày xuống nhân gian và mỗi dịp 23 tháng Chạp được cõng ông Công ông Táo về trời. Những quan niệm này thể hiện, dân gian muốn chuẩn bị những gì tốt đẹp nhất cho ông Công ông Táo để họ về trời báo cáo những lời hay ý đẹp với Ngọc Hoàng.
    Và khi cúng ông Công ông Táo, người dân thường đặt cá chép trong chậu nước trước bàn thờ ông Công ông Táo. Sau khi cúng xong, cá chép được mang thả xuống các ao, hồ gần nhà.

    Vì sao ông Công ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp?

    Ngày 23 tháng Chạp được chọn là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời là vì người xưa quan niệm, thời điểm này là còn đủ một tuần để hoàn tất công việc đồng áng, trang trí nhà cửa, sắm sửa cho ngày tết và tiến hành tảo mộ. Hơn nữa, đây là thời điểm “cổng trời mở”, thuận tiện để ông Công ông Táo về trời.
    Cúng ông Công ông Táo về trời vào tối 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp
    Cúng ông Công ông Táo về trời vào tối 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp

    Quan trọng là số 23 có ý nghĩa đặc biệt. Đây là con số lẻ đúng với truyền thống của người Việt. Hơn nữa, tổng của 2 và 3 là 5, chính là con số ngũ hành, chỉ trung tâm của vũ trụ.
    Và trong ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, người dân sẽ chuẩn bị lễ vật gồm mâm cỗ mặn, rượu, trầu cau, hoa quả, bánh kéo. Bên cạnh đó là 3 bộ mũ áo, hia hài, trong đó 2 bộ mũ áo dành cho Táo ông và 1 bộ mũ áo dành cho Táo bà. Đặc biệt, lễ vật cũng không thể thiếu cá chép vì ông Công ông Táo về trời phải cưỡi cá chép.
    Lễ cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào tối 22 tháng Chạp hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp. Dù bật việc đến đâu thì gia chủ cũng phải hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 để kịp giờ ông Công ông Táo về trời.
    Cúng ông Công ông Táo là một phong tục lâu đời của người Việt, thể hiện tín ngưỡng tâm linh, nét đẹp văn hóa truyền từ đời này sang đời khác.
  • Các bài viết khác

     
    left click me