Tìm kiếm

line_bottom_header
Trang chủ » Tin tức sự kiện » Những điều cần tránh khi chế biến cá

Tin tức sự kiện

  • Những điều cần tránh khi chế biến cá

  • Cá là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, với acid amin cần thiết. Nhưng, để có được món ăn bổ dưỡng từ cá nên lưu ý những điều cần tránh khi chế biến cá dưới đây.

    Những điều cần tránh khi chế biến cá để không gây hại

    Cá cung cấp một nguồn đạm quý, dễ tiêu hóa, giàu acid amin cho cơ thể. Đặc biệt hàm lượng lysin, tyrosine, tryptophan, systin, methionine trong cá còn cao hơn thịt. Hơn nữa, acid béo omega-3 trong cá có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, giảm nguy cơ trầm cảm, tăng cường trí nhớ và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, khi chế biến cá cần chú ý những điều sau để không gây hại cho sức khỏe:
    Chọn cá tươi roi rói là một trong những điều cần tránh khi chế biến cá
    Chọn cá tươi roi rói là một trong những điều cần tránh khi chế biến cá

    Tránh chọn cá quá tươi: Đừng bao giờ nghĩ rằng cá tươi là tốt. Nhiều người nghĩ rằng cá ngon thì phải càng tươi càng tốt. Chính vì thế, nhiều người sẽ chọn mua những con cá đang còn tung tăng bơi lội rồi lập tức chế biến và cho ngay vào nồi, như vậy mới giữ được hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng, cá tươi "roi rói" chứa nhiều độc tố hơn cá đã chết 1 vài giờ. Bởi, môi trường sống hiện đang bị ô nhiễm nên dù cá được đánh bắt trong tự nhiên hay cá nuôi, đều bị nhiễm một số chất độc hại nhất định từ môi trường sống và thức ăn. Và khi cá còn tươi sống, nếu chế biến để ăn ngay sẽ vô tình ăn luôn cả độc tố đang tồn tại trong thịt cá chưa kịp phân giải. Ngoài ra, khi cá còn sống thì sẽ không diễn ra quá trình phân giải chất protein, thành phần dinh dưỡng cũng chưa chuyển hóa nên hương vị cũng không phải là ngon nhất.
    Tránh làm vỡ mật cá khi chế biến: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mật cá có chứa một chất gọi là Carp alcohol sulfate sodium hòa tan trong nước, là độc tố vô cùng độc hại. Các chất độc này chịu nhiệt rất tốt nên thịt cá bị dính mật dù đã nấu chín vẫn có thể gây ngộ độc. Vậy nên, khi chế biến cá mà vô tình làm vỡ mật thì nên rửa sạch phần thịt cá bị dính mật trước khi chế biến để tránh bị nhiễm độc từ mật cá.
    Tránh cá bị nhiễm độc và cá ướp hóa chất bằng cách: Đối với cá đông lạnh có thể nhận biết cá ướp hóa chất bằng mắt thường thông qua mang cá, thịt cá và khi chế biến cá. Khi làm cá nếu thấy máu tươi đọng lại trong mang thì chứng tỏ cá tươi. Còn, không có máu đỏ mà nhìn cá tươi thì cá đã được ướp hàn the. Với những con cá có thịt cá nhẽo, dễ tróc vẩy mà nhìn lại rất tươi thì tỷ lệ cá ướp hàn the, ure rất cao. Khi ấn tay vào những con cá này thì thấy thịt cá rất mềm, mình cá lõm xuống và ngửi có mùi lạ. Khi nấu cá, nếu cá tươi tự nhiên thì xương có màu trắng, nhưng nếu cá ướp hàn the thì khi nấu sẽ nổi bọt đen và xương cá có màu đen.
    Rã đông cá sai cách có thể làm cá bị nhiễm khuẩn
    Rã đông cá sai cách có thể làm cá bị nhiễm khuẩn

    Tránh rã đông cá sai cách: Nhiều người có thói quen mua thực phẩm cho cả tuần và cho đồ ăn vào ngăn đá, đến lúc nấu mới đem ra rã đông. Nếu rã đông cá không đúng cách có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn bám vào. Muốn rã đông gấp, cần để cá trong một chiếc túi kín và đặt vào một cái bát chứa đầy nước lạnh. Túi cần được bao phủ hoàn toàn bằng nước nhưng cá thì không được tiếp xúc với nước, với cách này một miếng cá lớn sẽ được làm tan trong khoảng 20 - 30 phút.
    Tránh để bếp không đủ nóng: Khi protein trong cá lạnh tiếp xúc với kim loại nóng, chúng sẽ tạo thành một liên kết hóa học rất khó có thể phá vỡ. Và đây chính là lý do khiến bạn gặp phải khó khăn khi lật những con cá khi đang nấu. Do đó, để cá không bị vỡ nát khi lật mặt bạn cần đặt chảo trên bếp đủ lâu để đạt được độ nóng cần thiết trước khi cho cá vào.
    Tránh rán cá quá kỹ: Các món rán trong đó có cá rán chứa nhiều cholesterol gây nguy cơ béo phì, tăng cân, mỡ máu cao. Hơn nữa, việc rán cá ở nhiệt độ cao có thể tiêu hủy các chất dinh dưỡng có trong thịt cá. Do đó, để đảm bảo sức khỏe nên hạn chế các món rán và thay vào đó là các món cá hấp, luộc, nấu chua hấp dẫn.
    Và điều cần tránh khi chế biến cá nữa là cần rửa tay kĩ càng trước và sau khi chế biến cá sống, bởi, điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Đồng thời, cần sử dụng dụng cụ làm bếp riêng để chế biến cá sống, cá tái hoặc cá chín nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
    Hạn chế ăn cá sống để phòng ngừa ngộ độc chết người
    Hạn chế ăn cá sống để phòng ngừa ngộ độc chết người

    Điều cần tránh khi ăn cá để không “chết người”

    Bên cạnh những điều cần tránh khi chế biến cá để không gây nguy hại thì cũng cần phải lưu ý đến cách ăn cá. Bởi, ăn cá không đúng cách có thể bị đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi ăn cá nên nhớ kỹ 3 điều sau đây để tránh gặp họa.
    Không ăn mật cá: Nhiều đấng mày râu thường rỉ tai nhau nên uống mật cá trắm cỏ, cá mè, cá hô để tăng cường sinh lực phái mạnh. Nhưng thực tế đã có rất nhiều người bị ngộ độc mật cá mà chẳng thấy “sức khỏe cậu nhỏ” tăng lên. Thậm chí, có người còn mất mạng vì uống mật cá, nhẹ hơn thì suy thận, suy gan, vô niệu… Có những trường hợp bệnh nhân được cả nhà ưu tiên cho uống mật cá chữa bệnh, nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh và men gan thì tăng gấp 200 lần so với mức bình thường. Do đó, tuyệt đối không nên ăn mật các loại cá với hy vọng chữa khỏi bệnh hay tăng cường sinh lực. Nếu khi chế biến cá mà vô tình làm vỡ mật thì bạn nên rửa sạch phần thịt cá bị dính mật trước khi chế biến để tránh bị nhiễm độc từ mật cá.
    Hạn chế ăn cá sống: Thường xuyên ăn cá sống, gỏi cá sẽ dễ bị ngộ độc và nhiễm sán do một số loại cá sông ở tầng nước sâu có hàm lượng thủy ngân, sán và ký sinh trùng cao. Đặc biệt lưu ý khi ăn các loại cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Bởi, đây là 4 loại cá được Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ công bố là những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao trong thịt của chúng. Các nhà khoa học còn khuyến cáo rằng, trẻ em từ 2 – 6 tuổi không nên ăn thịt cá sống, tái vì khả năng nhiễm sán vào máu, đường ruột là rất cao.
    Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói là thói quen không tốt đối với cơ thể, vì khi đang đói ăn cá vào sẽ làm tăng lượng nhân purine và sẽ chuyển hóa thành acid uric gây tổn thương ở các mô. Và đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Do vậy, những người bị bệnh gout tuyệt đối không ăn cá khi đói, hạn chế ăn cá biển, thậm chí là loại bỏ cá biển khỏi thực đơn hàng ngày để phòng bệnh tái phát và giảm cơn đau do bệnh gây ra.
    Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình, cần lưu ý những điều cần tránh khi chế biến cá và nhớ ăn cá đúng cách, khoa học.
  • Các bài viết khác

     
    left click me