Làm gì khi trẻ không thích ăn cá
Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Nhưng có nhiều trẻ không thích ăn cá với nhiều lý do như cá tanh, trẻ bị dị ứng cá, hen suyễn, hóc xương cá… Những bí quyết dưới đây sẽ giúp trẻ thích ăn cá mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Vì sao trẻ không thích ăn cá?
Trong thịt cá chứa một lượng lớn các acid béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ như omega – 3, omega – 6, omega – 9, EPA, DHA. Và trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về các chất béo này càng cao. Chính vì vậy, cha mẹ thường ép trẻ nhỏ ăn cá để tăng cường sức khỏe, tăng cường thị lực, phát triển trí não và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Nhiều trẻ không thích ăn cá và thấy món ăn từ cá là khóc thét
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng ngoan ngoãn ăn cá theo sự gò ép của cha mẹ. Thậm chí nhiều bé cứ thấy cá hay thấy đồ ăn là khóc thét, sợ hãi. Vì sao trẻ lại không thích ăn cá và còn tỏ ra sợ hãi như vậy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ không thích ăn cá như trẻ sợ mùi tanh, hôi của cá do cha mẹ chế biến không khéo, trẻ bị dị ứng với cá, hen suyễn, trẻ đã từng bị hóc xương cá nên hình thành tâm lý sợ hãi…
Do đó, để trẻ thích ăn cá và loại bỏ tâm lý sợ hãi khi nhìn thấy cá, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn cá. Và quá trình này phải tiến hành từ từ, bằng nhiều cách khác nhau mà không phải là ép buộc bé. Có như vậy mới tạo tâm lý thích thú, mới mẻ cho trẻ khi đến bữa ăn. Đồng thời, cung cấp đầy đủ các loại chất béo có lợi, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, cả trẻ em và người lớn nên bổ sung món cá vào thực đơn của mình ít nhất mỗi tuần hai lần. Bởi, trong cá có chứa thành phần chất béo ít gây hại cho cơ thể hơn những chất béo có nguồn gốc từ động vật khác. Nhưng, thực tế lại có nhiều bé không thích ăn cá hoặc thậm chí sợ các món cá. Vậy, cha mẹ phải làm gì để trẻ thích thú khi thấy món ăn được chế biến từ cá? Để làm được điều đó, cha mẹ có thể làm theo một số mẹo nhỏ dưới đây.
Trẻ không thích ăn cá cha mẹ phải làm gì?
Các bác sỹ nhi khuyên rằng, nếu như trong gia đình có thành viên bị dị ứng thức ăn, thuốc hay hen suyễn thì cha mẹ không nên vội vàng cho con ăn cá, mà hãy đợi trẻ được 3 tuổi rồi tập cho trẻ ăn cá. Khi bắt đầu, hãy cho con ăn từng ít một, với một lượng lúc đầu khoảng ½ thìa thịt cá đã nấu chín bỏ xương, tiếp đó nghiền nhuyễn và cho trẻ ăn như một món ăn chính trong khẩu phần ăn.
Sau khi trẻ ăn cá mà có cá biểu hiện như nổi mẩn đỏ, phát ban, nôn ói, tiêu chảy, khó thở, khuấy khóc… thì có thể trẻ bị dị ứng với loại cá đó. Cha mẹ có thể lùi lại thời gian, đợi con lớn hơn hãy cho ăn cá hoặc lại thử cho con tập ăn các loại cá khác. Bởi, có những trẻ dị ứng với một số loại cá nhất định mà không phải tất cả. Vậy nên, việc tập cho trẻ ăn cá chút một và thử các loại cá khác nhau sẽ giúp trẻ tìm ra các dị nguyên gây dị ứng để phòng ngừa, hạn chế những nguy hại cho sức khỏe. Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện dị ứng nghiêm trọng khi tập ăn cá, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Sau khi trẻ ăn cá mà có cá biểu hiện như nổi mẩn đỏ, phát ban, nôn ói, tiêu chảy, khó thở, khuấy khóc… thì có thể trẻ bị dị ứng với loại cá đó. Cha mẹ có thể lùi lại thời gian, đợi con lớn hơn hãy cho ăn cá hoặc lại thử cho con tập ăn các loại cá khác. Bởi, có những trẻ dị ứng với một số loại cá nhất định mà không phải tất cả. Vậy nên, việc tập cho trẻ ăn cá chút một và thử các loại cá khác nhau sẽ giúp trẻ tìm ra các dị nguyên gây dị ứng để phòng ngừa, hạn chế những nguy hại cho sức khỏe. Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện dị ứng nghiêm trọng khi tập ăn cá, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Trẻ không thích ăn cá có nhiều lý do, tìm được nguyên nhân sẽ giúp trẻ yêu thích món cá
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho bé ăn những loại cá có thịt màu trắng như cá chim, cá tuyết, cá bơn... Bởi, những loại cá này trẻ dễ tiêu hóa và ít có nguy cơ bị dị ứng. Hơn nữa, hàm lượng thủy ngân trong các loại cá này rất ít nên không hại đến hệ thần kinh của trẻ. Nên tránh cho trẻ ăn cá kiếm, cá mập, bởi, chúng có chứa một lượng thủy ngân cao, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh của trẻ và dẫn đến ngộ độc.
Với trường hợp trẻ sợ mùi tanh, hôi của cá, cha mẹ cần tỉ mỉ hơn trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn. Cha mẹ có thể rửa cá bằng nước muối hoặc giấm khi sơ chế. Và khi chế biến cha mẹ có thể ướp cá với nghệ, đầu hành lá, phi hành thật thơm, để mỡ thật sôi mới cho cá vào.
Ngoài ra, đối với những trẻ từng bị hóc xương dẫn đến sợ cá, để bé thích ăn cá trở lại, cha mẹ cần thận trọng khi chế biến các món ăn từ cá. Đặc biệt, cha mẹ cần lọc xương thật kỹ trước khi cho trẻ ăn. Cách tốt nhất là cha mẹ nên chọn các loại cá ít xương như cá lăng, cá nheo, cá thu, cá bạc má… và nên lấy phần thịt ở 2 bên lườn, bụng để nấu riêng cho bé.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên chọn cách chế biến cá thành đa dạng món ăn để bé không nhận ra đó là cá. Với các bé dưới 3 tuổi thường thích ăn các món mềm, cha mẹ có thể nấu cháo, súp, cá hấp cho bé. Còn với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể làm chả cá viên chiên, cá chiên xù, nem cá, cá chiên giòn, canh chua cá… Món ăn đa dạng, đẹp mắt, ngon miệng mà không có xương, không mùi tanh sẽ làm bé thích thú và không ngại ngần khi ăn cá.
Sản phẩm Cá sông đà
Các bài viết khác