5 sai lầm “tai hại” khi chăm bé bị tiêu chảy
Khi chăm bé bị tiêu chảy, cha mẹ thường kiêng khem khắt khe, không cho bé ăn cá, tôm, cua, dầu mỡ… vì sợ bé bị tiêu chảy kéo dài. Nhưng đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, chính cá, tôm, cua, dầu mỡ lại bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong thời gian bị tiêu chảy.
Theo kinh nghiệm thăm khám của các bác sỹ dinh dưỡng ở Bệnh viện Nhi Trung ương thì cha mẹ thường gặp phải những sai lầm “tai hại” dưới đây khi chăm bé bị tiêu chảy.
Theo kinh nghiệm thăm khám của các bác sỹ dinh dưỡng ở Bệnh viện Nhi Trung ương thì cha mẹ thường gặp phải những sai lầm “tai hại” dưới đây khi chăm bé bị tiêu chảy.
1.Bé đang bú mẹ mà bị tiêu chảy thì mẹ cũng phải tiêng tanh, kiêng dầu mỡ
Nhiều bà mẹ quá thận trọng nên khi bé còn đang bú mẹ mà bị tiêu chảy, mẹ chỉ dám ăn chút thịt lợn nạc, thậm chí ăn cơm với muối, với tương để đảm bảo an toàn cho bé. Nhưng thực tế, cách làm này lại làm cho cơ thể trẻ không nhận đủ các dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ. Đồng thời, chế độ kiêng khem thái quá này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiết sữa của mẹ. Do đó, để mẹ khỏe mạnh và bé phát triển toàn diện, mẹ cần ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thời gian đang cho con bú, kể cả khi bé bị tiêu chảy.
Khi bé bị tiêu chảy không nên kiêng khem quá khắt khe để rồi sức khỏe suy kiệt
2.Khi bé bị tiêu chảy chỉ cho ăn cháo trắng với muối hoặc đường
Kinh nghiệm truyền tai nhau của các bà mẹ khi bé bị tiêu chảy là cho bé ăn đồ thanh đạm, đặc biệt là ăn cháo trắng với chút muối hoặc đường thì bệnh chóng lành. Nhưng thực tế, cháo trắng với muối hoặc đường không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Mà trẻ nhỏ cần một lượng dinh dưỡng rất cao để phát triển thể chất và trí tuệ. Chính vì chỉ ăn cháo trắng nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không đủ và điều này dẫn đến trẻ càng nhanh kiệt sức, đề kháng suy giảm và không thể chống đỡ được với bệnh tật. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi bé bị tiêu chảy cần hạn chế cho bé ăn đường. Bởi, đường thường khó hấp thu và làm tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.
3.Không cho bé ăn cá, cua, tôm… khi bị tiêu chảy
Cha mẹ kiêng không cho bé ăn cá, cua, tôm… vì nghĩ rằng các chất tanh sẽ gây tiêu chảy hoặc làm tình trạng tiêu chảy của bé thêm nặng. Cách làm này của cha mẹ sẽ làm bữa ăn của trẻ bị thiệt thòi vì thiếu chất. Trong cá, cua, tôm thường có các vi khuẩn gây tiêu chảy, vậy nên, nếu các thực phẩm này không được nấu chín thì sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy cho bé hoặc làm bệnh của bé ngày càng trầm trọng. Nhưng, chỉ cần cha mẹ chọn mua các loại cá, cua, tôm tươi sạch, được sơ chế đúng cách và khi chế biến cần nấu chín thì sẽ loại bỏ các vi khuẩn có hại. Đồng thời, việc bổ sung các loại cá, cua, tôm trong khẩu phần ăn của bé sẽ giúp cung cấp một lượng dinh dưỡng dồi dào, với nhiều acid béo không no như omega 3, DHA, EPA, calci…
Khi bé bị tiêu chảy vẫn phải bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để tăng cường sức đề kháng
4. Khi bé bị tiêu chảy không cho ăn sữa chua
Cứ nghĩ đồ ăn lạnh sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ rối loạn nên cha mẹ thường không cho bé ăn sữa chua khi đang bị tiêu chảy. Nhưng thực tế, sữa chua lại rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trong sữa chua có chứa những lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa thì càng nên cho bé ăn sữa chua để giúp hệ tiêu hóa ổn định. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn chữa chua quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và bắt hệ tiêu hóa của trẻ làm việc quá mức. Để an toàn cho bé, cha mẹ hãy để sữa chua hết lạnh, chỉ còn hơi mát là có thể cho bé ăn.
5.Không cho ăn dầu mỡ khi bé bị tiêu chảy
Các mẹ thường nghĩ rằng, khi bé bị tiêu chảy mà cho ăn dầu mỡ thì bé sẽ khó tiêu hoặc tiêu chảy kéo dài. Nhưng thực chất, dầu mỡ là thành phần thiết yếu trong bữa ăn của bé. Bởi, chất béo sẽ giúp cơ thể bé hấp thu được tất cả các chất khác. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định rằng, chỉ có chất béo mới giúp hòa tan và hấp thu vitamin E, vitamin K, vitamin A. Mà đây đều là những loại vitamin giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Chính vì những tác dụng rất tốt của dầu mỡ đối với sức khỏe trẻ, nên cha mẹ cần cho bé ăn đủ lượng dầu mỡ theo đúng khẩu phần dinh dưỡng kể cả khi bé bị tiêu chảy. Khẩu phần ăn của bé cần có đủ 4 nhóm tinh bột, đạm, béo và rau xanh để bé dễ hấp thu và phát triển bình thường.
Một chế độ ăn đa dạng với các thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí não. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ không nên kiêng khem quá mức cho trẻ, cần bổ sung đa dạng các loại thức ăn để bé đỡ chán mà vẫn đủ chất. Và nên chế biến thực phẩm thành những món mềm, lỏng chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé dễ hấp thu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tránh cho bé dùng đồ hộp, đồ ăn sẵn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn nấu chưa chín… để bệnh tình của bé chóng thuyên giảm.
Một chế độ ăn đa dạng với các thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí não. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ không nên kiêng khem quá mức cho trẻ, cần bổ sung đa dạng các loại thức ăn để bé đỡ chán mà vẫn đủ chất. Và nên chế biến thực phẩm thành những món mềm, lỏng chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé dễ hấp thu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tránh cho bé dùng đồ hộp, đồ ăn sẵn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn nấu chưa chín… để bệnh tình của bé chóng thuyên giảm.
Sản phẩm Cá sông đà
Các bài viết khác