Tìm kiếm

line_bottom_header
Trang chủ » Blog » Thành phần dinh dưỡng của cá chép

Blog

  • Thành phần dinh dưỡng của cá chép

  • Thành phần dinh dưỡng của cá chép rất tốt để bồi bổ sức khỏe đặc biệt với phụ nữ có thai. Tuy nhiên cũng có nhiều người phải kiêng ăn loại cá này.
     

    Thành phần dinh dưỡng của cá chép
    Trong 100g cá chép có chứa:
    Năng lượng 96 kcal
    Đạm 16 g; Tro 1.3 g
    Canxi 17 mg; Kali 397 mg; Sắt 900 mcg
    Nước 78.4 g; Chất béo 3.6 g
    Cholesterol 70 mg; Phốt pho 184 mg; Vitamin A 181 mcg
     
     

    Tác dụng của cá chép
    Cá chép là loài có thịt ngon, vị ngọt thơm, có tác dụng trị bệnh rất tốt. Với phụ nữ, thường xuyên ăn cá chép sẽ rất bổ máu, giúp sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt.
    Thành phần dinh dưỡng của cá chép giúp phụ nữ bổ máu, giúp sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt
    Được biết, có khoảng 60 bài thuốc được chế biến và kết hợp với cá chép. Theo Đông y, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét…là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.
    Các món nấu từ cá chép còn giúp phụ nữ sau sinh chữa rong kinh, băng huyết, thông sữa, bổ huyết. Không những thế, nó còn giúp phái mạnh chữa liệt dương.
    Theo các chuyên gia, cá chép giàu dinh dưỡng: protein amino acid, omega-3, eicosapentaenoic acid (EPA) có tác dụng làm giảm chất béo trong máu, phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, chống ung thư.
     
     

    Những ai không nên ăn cá chép

    Người bị gout
    Những người bị gout cần thực hiện chế độ kiêng khem và cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm. Và đặc biệt nên hạn chế cá chép, thậm chí là không nên ăn.
     
    Nguyên nhân gây ra bệnh gout có thể do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều lượng purine. Mà theo phân tích dinh dưỡng, trong mỗi 100g cá chép có chứa hàm lượng purine cao tới 137.1 mg, là nhóm thực phẩm có lượng purine cao thứ hai so với các nhóm thức ăn khác.Vì vậy, người đang trong giai đoạn khởi phát cấp tính bệnh gout, lượng purine hàng ngày của bệnh nhân cần được giới hạn tối đa ở mức 150 mg hoặc thấp hơn.
     
    Người bị dị ứng cá
    Có nhiều trường hợp mỗi lần ăn cá sẽ bị dị dứng, vì thế tốt nhất nên tránh xa cá chép. Bởi loại cá này có khả năng gây mẫn cảm với cơ thể cao hơn loại cá khác. Thành phần dinh dưỡng của cá chép không tốt cho người bị bệnh gout

    Người bị bệnh gan và thận
    Lượng acid uric quá cao sẽ liên quan đến việc hình thành sỏi, bởi vậy người có bệnh tiểu đường, sỏi thận cần kiểm soát chặt chẽ điều này. Tốt nhất không nên ăn cá chép. Do cá chép rất giàu kali, bệnh nhân suy thận cấp không nên ăn, nếu không kiêng khem thì món ăn này sẽ làm tăng gánh nặng lên thận.
     
    Người bị bệnh gan đang trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể trong vòng 20 gram mỗi ngày. Nhưng do cá chép giàu chất đạm, vì vậy những bệnh nhân này cũng không nên ăn cá chép.
     
    Bệnh nhân bị chảy máu và xuất huyết
    Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.

    Quý khách hàng có nhu cầu mua cá chép vui lòng liên hệ:
    CÁ SÔNG ĐÀ - CƯỜNG THỊNH FISH
    Địa chỉ: Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Hotline: 0987 281 717 / 0911 123 169
    Email: cuongthinhfish@gmail.com 
    Website: http://casongda.com.vn/
     
    Nguồn: Sưu tầm

  • left click me